Ăn trứng lòng đào, tiết canh vịt có nguy cơ nhiễm cúm gia cầm H5N1?
Trả lời:
Cúm gia cầm do chủng cúm A gây nên, thường gặp ở các loài chim hoang dã hoặc gia cầm chăn nuôi như gà, vịt, ngan... Trong đó, có một số chủng có thể lây nhiễm sang người như H5, H7, H9. Tỷ lệ tử vong ở người do cúm gia cầm có thể lên tới 60%, cao hơn nhiều so với nhiễm virus cúm mùa A và B.
Gần đây, tại Campuchia đã ghi nhận ít nhất 12 ca nhiễm cúm A/H5N1, trong đó có một ca tử vong là em bé 11 tuổi. Tại Việt Nam, một số địa phương ghi nhận rải rác các ổ dịch trên gia cầm, ca nhiễm cúm A/H5N1 mới nhất vào tháng 10/2022.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), con người có thể nhiễm cúm gia cầm khi hít phải hoặc tiếp xúc với động vật mắc bệnh, vật dụng chứa mầm bệnh; tiếp xúc, sử dụng gia cầm ốm; chết do cúm; ăn các sản phẩm từ gia cầm chưa nấu chín kỹ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm bệnh sau khi tiêu thụ gia cầm hoặc sản phẩm từ gia cầm được nấu chín kỹ, kể cả khi thực phẩm nhiễm cúm A/H5N1. Do đó, việc nấu chín thực phẩm rất quan trọng để ngăn ngừa lây nhiễm cúm gia cầm.
Sở thích ăn trứng lòng đào, trứng sống có thể gây lây nhiễm cúm gia cầm. CDC Mỹ khuyến cáo, cần nấu chín thịt gia cầm và trứng đến khi nhiệt độ bên trong đạt khoảng 73 độ C, để tiêu diệt virus cúm gia cầm và nhiều loại vi khuẩn khác. Trong đó có khuẩn salmonella gây nhiễm khuẩn đường ruột. Trong khi mức nhiệt để luộc trứng với phần lòng đỏ còn dẻo hoặc chảy thường từ 65-70 độ C, không đảm bảo tiêu diệt hết virus, vi khuẩn.
Đối với trứng chiên, nhiều người chỉ chiên một mặt để giữ lòng đỏ chảy, việc này cũng không đảm bảo nhiệt độ tiêu diệt virus. Mặt khác, gia cầm nhiễm cúm sẽ thải virus trong phân, nước bọt, dịch tiết mũi. Do đó phần vỏ trứng cũng có thể là một nguồn lây bệnh cho con người trong quá trình vận chuyển, chế biến trứng.
,,皇冠体育(www.hg8080.vip)是一个开放皇冠正网即时比分、皇冠官方的平台。皇冠体育(www.hg8080.vip)提供最新皇冠登录,皇冠体育包含新皇冠体育代理、会员APP,提供皇冠官网代理开户、皇冠官网会员开户业务。
Các sản phẩm từ gia cầm như máu có thể là nguồn lây nhiễm virus cúm gia cầm ở một số nước Đông Nam Á. Tại nước ta, nhiều người có sở thích ăn tiết canh, thịt gà, ngan luộc chưa chín kỹ, còn đỏ hồng để thịt giữ được độ dai ngọt. Thói quen này rất nguy hiểm, ngoài gây lây nhiễm cúm còn có thể nhiễm các loại sán, vi khuẩn đường ruột. Kể cả khi biết rõ nguồn gốc của gia cầm, việc ăn tiết canh vẫn có nguy cơ gây nhiễm virus, vi khuẩn, sán mà mắt thường không quan sát được.
Tuy nhiên, người dân không nên lo ngại cúm gia cầm mà loại bỏ trứng, thịt gia cầm khỏi bữa ăn, vì chúng là những nguồn thực phẩm quan trọng, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Chúng ta chỉ không nên ăn trứng, thịt gia cầm nhiễm bệnh. Trong quá trình nấu nướng, cần đảm bảo tất cả bộ phận của gia cầm được nấu chín hoàn toàn ở nhiệt độ 165 độ F, thịt chặt ra bên trong không còn màu hồng.
Trứng cần nấu chín hoàn toàn, không để lòng đỏ bị lỏng hoặc chảy nước. Đối với món tiết canh, tốt nhất không nên ăn.
Trong quá trình chế biến, để ngăn lây nhiễm vi khuẩn, virus, cần chú ý để riêng thịt sống với thực phẩm đã nấu chín hoặc ăn liền như rau sống, trái cây; không sử dụng cùng một con dao, thớt cho thịt sống và thịt chín; cần rửa tay kỹ bằng xà phòng giữa các lần xử lý nguyên liệu thô và thực phẩm chín.
Cúm gia cầm ở người gây triệu chứng giống cúm mùa, bao gồm sốt, ho, chảy nước mũi, đau họng, mỏi cơ, viêm kết mạc; nặng hơn có thể có tiêu chảy, buồn nôn, khó thở, viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Tuy nhiên một số người nhiễm bệnh lại không có triệu chứng rõ rệt. Khi có biểu hiện nghi ngờ, kèm theo tiền sử tiếp xúc với người mắc cúm gia cầm, sống trong khu vực có dịch, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, làm xét nghiệm.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Hậu
Khoa Nội Tổng hợp BVĐK Tâm Anh Hà Nội
网友评论